DÂN LÀNG HÂN HOAN TỔ CHỨC LỄ HỘI
Dân làng mở hội, mọi người vừa tế Giàng ( Yang) những con nai săn được.Trai gái, già , trẻ đắm chìm trong cuộc vui. Với rượu , với những tiếng kèn , tiếng trống , giọng hát của những thiếu nữ. Họ đâu biết rằng tử thần đang ở dưới chân họ, nơi lòng đất đang sôi lên ùng ục.
Bỗng trời đất bống nhiên rung chuyển. Mặt đất dưới chân họ sụp xuống, từng ngọn lửa từ dưới lòng đất phun lên.
Tất cả ngôi làng trong phút chốc bị nhấn chìm dưới hố sâu khổng lồ. Nước từ khắp ngọn núi tràn vào tạo thành một cái hồ rộng mênh mông.
Phía trên là một trong rất nhiều truyện cổ dân gian của người Gia Rai ; để nói về lịch sử hình thành của hồ T’Nưng ( hay còn gọi là Biển Hồ ) . Một hồ nước ngọt lớn nằm phía Bắc tỉnh Gia Lai cao 500m so với mực nước biển.
Câu truyện cổ dân gian trên dường như quá đúng với lịch sử hình thành của hồ T’Nưng. Hồ được hình thành trên 3 miệng núi lửa đã nguội lạnh. Mặc dù không thông với bất kì dòng sông hay suối nào chảy vào; cộng thêm việc nước chảy ra ngoài qua 1 con suối, nhưng nước trong hồ không bao giờ cạn.
CÂU CHUYỆN CỔ BI THƯƠNG
“ Ngày xưa, nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Đồng bào Gia Rai sống hiền hòa với cuộc sống chăn nuôi và trồng trọt lúa nước.
Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Yang) ghét bỏ nên cùng Gìa Làng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng.
Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ giúp đỡ dân làng qua thiên tai và dịch bệnh. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu. Nước tràn ngập, không còn một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông; quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này. “
Từ đó hồ T’Nưng được xem như là chứng tích cho thảm họa bi thương; gián xuống ngôi làng cổ việt nam
HỒ T’NƯNG NGÀY NAY TRỞ NÊN NỔI TIẾNG
Chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của hồ T’Nưng.
- Diện tích : 2,28 km2
- Độ sâu tối đa: 40 m2
- Cao so với mực nước biển : 500m
Ngôi làng cổ Việt Nam ngày nào giờ là một hồ nước mênh mông tuyệt đẹp
Hồ được hình thành từ 3 miệng núi lửa đã tắt. Các hồ thông nhau qua các eo nhỏ, bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao nên đứng từ xa có thể trông thấy.
Ngày nay, phần dải đất nổi giữu hồ chính được đầu tư lối đi.Cảnh quang hình thành khu du lịch tâm linh rất thu hút du khách
Hoàng hôn tuyệt đẹp trên hồ
Hồ không chỉ là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố Pleiku; cung cấp trữ lượng cá đáng kể mà còn là điểm tham quan du lịch thu hút khách gần xa.
Ngoài biển hồ; vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng còn có rất nhiều danh thắng đáng chú ý. Điểm hấp dẫn chung của các danh thắng ở Gia Lai chính là ở sự hoang sơ; chưa có sự can thiệp quá nhiều của con người. Hi vọng Gia Lai sẽ bảo tồn được vẻ đẹp hoang sơ của hồ T’Nưng để nó mãi là “Đôi mắt Pleiku”.
Đọc thêm: SỰ THẬT VỀ MÁY BAY TÀNG HÌNH