Quái vật hồ Tanganyika

Câu chuyện về quái vật hồ Tanganyika chưa có hồi kết

Có những điều bí ẩn trên thế giới vẫn chưa có lời giải đáp. Một trong những khu vực thách thức “bộ não” của những nhà khoa học đó là Châu Phi. Nhắc đến châu lục này người ta sẽ nghĩ đến những truyền thuyết, huyền thoại ly kỳ, ghê rợn. Quái vật hồ Tanganyika là một trong những minh chứng cho sự bí ẩn ở vùng đất này. 

Tanganyika là một trong hồ nước ngọt sâu và dài nhất châu Phi

Tanganyika là một trong hồ nước ngọt sâu và dài nhất châu Phi

Đôi nét về hồ Tanganyika

Tanganyika là một trong những hồ nước ngọt sâu và dài nhất của châu Phi. Nó trải dài 673km, có chiều rộng khoảng 50km, độ sâu tối đa là 1470m. Hồ có vai trò cung cấp nước cho đất nước Congo, Zambia, Burundi và Tanzania. 

Hồ Tanganyika còn là nguồn khai thác thủy sản khổng lồ cho người dân sống xung quanh. Những thổ dân sống ở các bộ lạc ven hồ đánh bắt nguồn thủy sản để sinh tồn. 

Hồ là nơi sinh sống của những loại động vật như cá, cua, tôm, sứa, đỉa…Với nguồn sinh vật phong phú, đa dạng hồ Tanganyika được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Họ sử dụng những sinh vật đó để phục vụ nghiên cứu quá trình tiến hóa.

Cá ali ở hồ Tanganyika

Dọc theo hồ là nơi sinh sống của những người thổ dân. Vẻ đẹp hoang sơ, bình dị ở nơi đây đã làm say đắm bao du khách thập phương. Đặt chân đến đây, bạn sẽ được nghe kể về những truyền thuyết kinh dị, bí ẩn. 

Hồ Tanganyika là nơi người ta nhìn thấy cá sấu ăn thịt người. Trong nhiều năm qua, loại cá sấu Gustave đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều thổ dân. 

Người dân địa phương tin rằng dưới đáy hồ Tanganyika là nơi sinh sống của một loại quái vật. Những lời đồn đoán đó kích thích sự tò mò của những người đam mê khám phá. 

Sự xuất hiện của quái vật hồ Tanganyika

Tin đồn về quái vật hồ Tanganyika xuất hiện cách đây cả trăm năm. Những thổ dân sinh sống ở đây tin rằng có một sinh vật lạ sống dưới đáy hồ. Chưa ai miêu tả chính xác hình hài của nó nhưng họ cho rằng rất to lớn và hung dữ. 

Thổ dân của những bộ lạc luôn tôn thờ quái vật này. Họ gọi nó là “Thần đánh cá”. Trước mùa đánh bắt, họ thường tổ chức những nghi lễ để dâng lên vị thần này. Với mong muốn thần sẽ chở che, bảo vệ cho những chuyến đi của họ. 

Những câu chuyện về quái vật đã thu hút giới nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học đã bỏ công sức để lý giải sự tồn tại của quái vật nhưng bất thành. Đến thời điểm hiện tại, quái vật hồ Tanganyika vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Con quái vật qua lời kể của những nhân chứng

Năm 1893, lần đầu tiên thế giới được nghe báo cáo về sự xuất hiện của con quái vật. Tại thời điểm này, Joseph Augustus Moloney dẫn đầu đoàn thám hiểm đến vùng hồ Tanganyika. 

Đoàn thám hiểm đã nghe những tu sĩ kể về con quái vật. Những tu sĩ nói rằng hình dạng của nó như một con rắn lớn. Nó ẩn nấp dưới đáy hồ, thỉnh thoảng họ còn thấy nó lên bờ phơi nắng. 

Quái vật hồ Tanganyika

Năm 1914, tin đồn về quái vật hồ Tanganyika lại được lan truyền. Vào năm đó MV Thierfelder (bác sĩ người Đức) và một người địa phương đã phát hiện ra “thủy quái”. Trong chuyến đi săn dọc bờ hồ Tanganyika họ đã nhìn thấy một sinh vật dài khoảng 30m. 

Ông miêu tả rằng con vật này có hình dạng như con rắn kinh dị. Nó không có chân, toàn thân bao phủ màu nâu với lớp lông mượt. Đầu của nó lại tương tự như loại động vật có vú, hai bên đầu có vây. Nó di chuyển trên mặt nước rất nhanh. 

Quái vật hồ Tanganyika một lần nữa lại dậy sóng dư luận vào năm 1920. Nhà văn, nhà thám hiểm Victor Forbin (người Pháp) đã công bố báo cáo về một sinh vật ở Tanganyika. 

Ông cho rằng loài vật này tương tự như động vật có vú. Tuy nhiên tài liệu của ông thiếu tính xác thực, nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ trước thông tin này. 

Năm 1928, một đoàn thủy thủ đi ngang qua hồ và nhìn thấy sự xuất hiện của con quái vật. Họ miêu tả rằng, sinh vật đó thuộc loại bò sát. Thậm chí họ còn khẳng định dấu vết của nó trên cạn. Theo mô tả thì dấu vết nó để lại tương tự như móng vuốt của loài chim khổng lồ. 

Những câu chuyện hấp dẫn xoay quanh sinh vật này là nguồn cảm hứng cho nhà thám hiểm George Grey. Ông đã lên kế hoạch và bắt đầu tìm kiếm sự tồn tại của quái vật hồ Tanganyika. Cuộc tìm kiếm với quy mô lớn, càn quét hết cả khu vực hồ nhưng không mang lại kết quả. 

Liệu nó là loại lưỡng cư to lớn, ngoằn ngoèo? Hay nó là động vật có vú như hà mã? Những nhân chứng về câu chuyện quái vật có đáng tin không? Sự tồn tại của nó là có thật hay chỉ là tưởng tượng của con người? 

Bước sang thế kỷ XX những báo cáo của nhân chứng vê sinh vật kỳ lạ đó thưa dần. Với độ sâu của hồ Tanganyika đã cản trở việc tìm kiếm. Đã có rất nhiều nhà thám hiểm bỏ công sức để truy vết quái vật nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết.  

Cuộc tìm kiếm quái vật hồ Tanganyika chưa hẳn đã chấm dứt. Nghi vấn xoay quanh câu chuyện về nó vẫn luôn thôi thúc sự tò mò của những nhà thám hiểm. 

TỬ VI CHO CÁC TUỔI

BÍ ẨN TAM GIÁC QUỶ BERMUDA

BÍ ẨN VÒNG TRÒN ĐÁ Ở ANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *