LƯU Ý TRƯỚC VÀ TRONG KHI THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Xin chào các bạn.Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết chỉ ra những ” lưu ý trước và trong khi thi công”.  Và chúng tôi cung cấp thêm các định mức; giúp dự trù sơ bộ kinh phí. Bài viết mục đích giúp cho cả chủ nhà ( chủ đầu tư) có thể nắm được phần nào chi tiết. Phục vụ giai đoạn giám sát.



Ở đây chúng tôi giả định là nhà phố dưới 3 tầng, nền đất tương đối ổn định. Bài viết với các mục chính sau.

Lưu ý : những dòng chữ in nghiêng màu đỏ là những lưu ý quan trọng cho các bạn.

1. TIẾT DIỆN MÓNG, DẦM, CỘT TRONG THI CÔNG

Khuôn khổ bài viết có thể dùng để tham khảo. Giúp các bạn thiết kế kiến trúc; thi công; và chủ nhà có thể tự tính toán các kết cấu cơ bản. Tất cả những cách tính toán sau dựa trên kinh nghiệm thực tế.

Tất nhiên, tất cả điều đã được các chuyên gia nghiên cứu hàng trăm năm. Nên điều có công thức tính. Chúng tôi có nêu công thức ở cuối bài nếu các bạn cần tham khảo.

Gỉa định chúng ta chuẩn bị xây ngôi nhà phố 3 tầng. Với diện tích 4mx23m, nền đất cứng ổn định không bồi đắp. Khi đơn vị thiết kế xong bản vẽ chúng ta sẽ nghiên cứu để nắm rõ kết cấu.

1.1 Móng

Móng đơn thiết kế với kích thước 1,3m x 1,4m sâu 1,6m. Sắt vỉ móng Ø12 a: 150 ( tức các thanh sắt cách  nhau 15cm ). Sắt cổ trụ 4 cây Ø18 , sắt đai Ø6 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm )

1.2 Giằng móng 

20cm x 30 cm . Gồm 4 cấy sắt Ø16, sắt đai Ø6 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm )

1.3 Trụ

20cm x 25 cm , được bố trí theo phương chịu lực tức cạnh 25cm song son với chiều ngang nhà.

1.4 Dầm :

dầm khung 4m kích thước 20cm x 35 cm, các dầm còn lại 20 cm x 30 cm. Gồm 4 cây sắt phi 18 ( có tăng cường thép ở hai đầu dầm và bụng dầm ) ; sắt đai Ø6 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm ) . Lưu ý : trong khoảng 1/4 chiều dài dầm ở hai đầu dầm bố trí sắt đai Ø6 a: 150 ( tức các đai sắt cách nhau 15cm ). Xem hình dưới

bố trí thép dầm khi thi công
dầm chính cao 200×350 thể hiện mặt cắt bố trí thép dầm, cũng như thép tăng cường gối, thép tăng cường bụng
  • Sàn dày 10cm, gồm hai lớp sắt phi 8 khoảng cách 200 cm giữa các thanh sắt mỗi lớp. Hiện nay, đa số đã bỏ qua lớp sắt mũ vì thao tác trên sàn khó khó khăn.

2 . BỐ TRÍ THÉP MÓNG, DẦM, SÀN TRONG THI CÔNG

2.1 Sắt vỉ móng

Ø12 a: 150 ( tức các thanh sắt cách nhau 15cm ) . Lưu ý, lớp sắt dưới là lớp sắt chịu lực sẽ bố trí theo cạnh ngắn nhất của móng.

2.2 Sắt dầm

Gồm 4 cây sắt phi 18 ( có tăng cường thép ở hai đầu dầm và bụng dầm ) , sắt đai Ø6 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm ) . Lưu ý : trong khoảng 1/4 chiều dài dầm ở hai đầu dầm bố trí sắt đai Ø6 a: 150 ( tức các đai sắt cách nhau 15cm )

Cách tính chiều dài thép tăng cường.

  • Thép tăng cường gối

            ( tức dạ trên của dầm, ở hai đầu dầm ) .Gỉa sử theo hình trên chiều dài dầm là L0,  ⇒ chiều dài thép tăng cường gối = L0/4 . Và thép đai ở vị trí này là Ø6 a: 150 ( tức đai cách nhau 15cm )

Ví dụ: dầm dài 4m thì chiều dài thép tăng cường gối là : 4 : 4= 1m

  • Thép tăng cường bụng

             ( tức chính giữa của dầm ở dạ dưới dầm ) 

           Chiều dài thép tăng cường bụng = L0 – ( L0/5*2)

Ví dụ: dầm dài 4m thì chiều dài thép tăng cường bụng là : 4 – ( 4/5*2) = 2,4 m.

2.3 Thép sàn

Thép sàn gồm hai lớp, lớp dưới Ø8 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm ). Lớp trên cũng Ø8 a: 200 nhưng xếp xen kẽ nhau.

Lưu ý: Khi đan sắt caro vuông cho từng lớp; thì những thanh sắt phía dưới là sắt chịu lực; được đặt theo cạnh ngắn nhất của ô sàn.

cách bố trí thép sàn tron thi công
hai lớp thép sàn a 200,

Ví dụ về sàn hai lớp. Lớp trên được kê bằng “chân chó” để cách với lớp dưới .

cách kế thép sàn
dùng đá granit 2cm kê lớp thứ 1, dùng chân chó kê lớp thứ 2

Cách kê sàn : lớp dưới dùng đá hoặc đá granit vỡ kê lên cách coppha 2,5cm. Lớp sàn thứ 2 dùng “chân chó” như trong hình.

Lưu ý : nếu dùng sàn hai lớp sẽ bỏ qua lớp sắt mũ.

3 . QUY TRÌNH THI CÔNG TỪ MÓNG ĐẾN MÁI

3.1 Móng

  • Dọn dẹp kĩ mặt bằng, đo lại diện tích đất cẩn thận trước khi thi công nhằm tránh lấn chiếm đất đai. Trường hợp ngôi nhà nằm giữa mảnh đất quá lớn cần yêu cầu địa chính cắm mốc; ( hành chính công ngày càng tốt hơn nên yêu cầu địa chính họ sẽ nhiệt tình cắm mốc ) 
  • Giác móng ( tức lấy cạnh vuông cho ngôi nhà ) . Cân cốt để xác định cos 0,000 ( cốt hoàn thiện ). Lưu ý, trong quá trình cân cốt chủ nhà cần bàn bạc kĩ với đơn vị thiết kế thi công về chiều cao sân; chiều cao nhà so với vỉa hè. Vì có thể trong quá trình thiết kế vì nhiều lí do đơn vị thiết kế bỏ qua khâu cân cos cao độ lô đất.
  • Đào hố móng : Lưu ý bên thi công sẽ đánh dấu cos 0,000. Khi đào móng dùng thước đo từ cos 0,000 xuống đáy hố để kiểm tra độ sâu. Độ sâu các hố tính từ cos 0,000 nên bằng nhau hoặc sai số từ 5cm trở xuống. Lưu ý nếu đào bằng máy múc thì không nên đào đúng độ sâu; để có thể gia công lại hố móng bằng phương pháp thủ công như vậy độ sâu móng sẽ chính xác hơn.
quy trình thi công móng
vệ sinh hố móng rải đá 4×6, tạo lớp mặt bằng vxm, dựng vỉ móng và trụ, đổ bê tông mác 250-300

Bước 1: Vệ sinh kĩ hố móng rải đá 4 x 6 đầm kĩ

Bước 2: Tạo một lớp vữa xm mác 200, nhằm tạo mặt phẳng thuận tiện cho việc đặt vỉ sắt

Bước 3 : Đặt vỉ sắt và trụ. Chú ý : cần giăng dây lấy lại kích thước tim trụ để việc dựng trụ chính xác. Sau đó cố định đầu trụ bằng các thanh cây ngang, tránh đầu trụ bị di chuyển trong quá trình thi công.

Bước 4 : Đổ bê tông móng bằng bê tông mác 250 hoặc 300.

  • Đào móng đáMóng đá chủ yếu xây xung quang nhằm giữ đất vì vậy chỉ cần đào sâu 60cm. Khi đào đến độ sâu 60 cm làm vệ sinh ; rải đá 4 x6 đầm kĩ; đổ lớp vxm lót mác 200, tiến hành xây móng đá. Lưu ý các dầm giữa có thể xây các móng gối.
xây móng đá chẻ
xây bao móng đá chẻ để giữ đất
  • Đổ giằng : Khi thi công xong móng đá thì tiến hành ghép sắt giằng, và đổ giằng .

Lưu ý khi ghép sắt giằng cần giăng dây lấy lại kích thước các trụ một lần nữa  để cố định trụ. Chú y:  ghép kĩ coppa, dùng giấy bịt kín các khe hở để nước xi măng không thoát ra. Trường hợp sát nhà lân cận cần mua tấm xốp dày 2cm chèn vào. Đề phòng bám dính với tường nhà lân cận; gây khó khăn về sau khi nhà bên cạnh phá dỡ.

  • Nền : Sau khi làm đổ xong giằng thì tiến hành song song việc xây hầm tự hoại; bố trí đường ống cấp thoát nước; và dựng trụ .

Lưu ý: khi dựng trụ tầng trệt cần giăng dây lấy lại tim trụ lần thứ 3 để kịp thời uốn nắn sắt.

Không nên để xe đổ đất chạy băng qua dầm

      Sau khi đổ xong đất, bắt đầu ban đất làm mặt bằng. Chú ý tưới thật kĩ nước, tưới nước và dùng đầm có đầm kĩ các vị trí hố móng ( là điểm dễ sụt lún nhất ) . Sau đó rải đá 4 x6 đầm kĩ, rải lớp vxm mác 200 tạo bề mặt .

3.2 Tầng trệt

  • Dựng trụ tầng trệt : Lưu ý điểm nối giữa trụ chính và thép chờ ở giằng là 60cm, cần bố trí đai sắt a100 ở đoạn này ( xem ví dụ bên dưới ). Chú ý đặt ống thoát nước mái theo thiết kế bên trong trụ ( nếu có )
cách nối trụ
trụ tầng 1 nối với sắt chờ 60cm bằng cách uốn cổ chai ở thép chờ

 

Lưu ý: Cần dựng và đổ bê tông ở hai cây trụ hai đầu nhà trước.

Sau đó giăng dây giữa hai cây trụ này để cố định các cây còn lại.

Trụ quyết định hình học chuẩn ngôi nhà nên cần chú trọng.

Chú ý đặt râu thép Ø6 để sau này xây tường. Nếu vị trí xây tường dày 20 cm cần đặt hai râu thép khoảng cách giữa hai râu thép là 50 cm như hình bên dưới.

chừa râu sắt để xây tường
khoảng cách giữa các râu sắt là 50cm
  • Xây tường tầng trệt : 

Xây tường cần lấy lại góc vuông cho ngôi nhà, chú ý phải lấy dây gióng từ trên xuống dưới sau đó bắt đầu xây từ dưới lên. Xây tường chuẩn đảm bảo khâu thẩm mĩ cho ngôi nhà khi hoàn thiện; và đảm bảo sẽ thuận lợi hơn cho khâu hoàn thiện như đóng gạch, đóng trần, lắp thiết bị.

Chỉ cần khâu xây tường không chuẩn ( lệch, lao, tường dưới chân và phía trên lệch nhau ) thì khi đóng gạch nền và đóng trần sẽ lộ ra các sai sót không thể sửa chữa.

Chú ý:  kĩ bệ cửa sổ cần xây gạch thẻ hoặc đổ bê tông dọc theo tường. Đỉnh cửa cần đổ lanh tô chạy dọc bao quang tường nhà tường nhà; có nhiệm vụ như giằng tường tránh hiện tượng nứt nẻ về sau.

Chú ý : tưới bảo dưỡng tường 

3.3 Lầu 1

Công đoạn ghép trụ xây tườn như lầu 1

Ghép coppha dầm,  sàn, tiến hành ghép sắt dầm, sàn lầu 1.

  • Thép dầm

Gồm 4 cây sắt phi 18 ( có tăng cường thép ở hai đầu dầm và bụng dầm ) ; sắt đai Ø6 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm ) . Lưu ý : trong khoảng 1/4 chiều dài dầm ở hai đầu dầm bố trí sắt đai Ø6 a: 150 ( tức các đai sắt cách nhau 15cm )

mô tả công thức tính thép tăng cường gối và bụng
thép tăng cường gối: l0/4. Bụng là= l0- (l0/5*2)

Cách tính chiều dài thép tăng cường.

  • Thép tăng cường gối ( tức dạ trên của dầm, ở hai đầu dầm ). Gỉa sử theo hình trên chiều dài dầm là L0,  ⇒ chiều dài thép tăng cường gối = L0/4 . Và thép đai ở vị trí này là Ø6 a: 150 ( tức đai cách nhau 15cm )

Ví dụ: dầm dài 4m thì chiều dài thép tăng cường gối là : 4 : 4= 1m

  • Thép tăng cường bụng ( tức chính giữa của dầm ở dạ dưới dầm ) 

           Chiều dài thép tăng cường bụng = L0 – ( L0/5*2)

Ví dụ: dầm dài 4m thì chiều dài thép tăng cường bụng là : 4 – ( 4/5*2) = 2,4 m.

  • Thép sàn: Thép sàn gồm hai lớp, lớp dưới Ø8 a: 200 ( tức các đai sắt cách nhau 20cm ). Lớp trên cũng Ø8 a: 200 nhưng xếp xen kẽ nhau.

Lưu ý: Khi đan săt caro vuông cho từng lớp; thì những thanh sắt phía dưới là sắt chịu lực được đặt theo cạnh ngắn nhất của ô sàn.

Ví dụ về sàn hai lớp. Lớp trên được kê bằng “chân chó” để cách với lớp dưới .

Cách kê sàn : lớp dưới dùng đá hoặc đá granit vỡ kê lên cách coppha 2,5cm. Lớp sàn thứ 2 dùng “chân chó” như trong hình.

Lưu ý : nếu dùng sàn hai lớp sẽ bỏ qua lớp sắt mũ.

Chú ý bê tông dầm sàn là bê tông mác 200 – 250

3.4 Lầu 2

như lầu 1.

3.5 Mái

mái có thể đổ bê tông hoặc lợp tôn. Nếu đổ bê tông chú ý đến khâu chống thấm. Mái lợp tôn thì có thể bổ sung tấm cách nhiệt phía dưới

Chống thấm cho khu vệ sinh và sàn mái, sê nô có thể dùng các loại phụ gia chống thấm của sika; kova; hoặc dùng nhựa đường ( giá thành sẽ rẻ và dễ thi công ); hoặc màn khò chống thấm.

Lưu ý : chống thấm là một khâu cực kì quan trong. Các bạn nên chọn một đơn vị chuyên nghiệp để phụ trách vấn đề này.

3.6 Lưu ý quan trọng

Nước : Các hệ thống ống nước sau khi được lắp đặt thì trước khi đóng gạch nền cần lắp đặt bồn nước trước.

Sau đó bơm nước lên bồn.

Động tác này để kiểm tra các vị trí rò rỉ của đường ống trước khi lát gạch nền và tường.

Điện: Chú ý xác định thật kĩ vị trí các vật dụng cố định trong nhà để bố trí hệ thống công tắc ổ cắm. ( lưu ý kĩ vị trí tủ lạnh; lò vi sóng; ti vi; máy lạnh; giường, bàn trang điểm; vị trí ghế ngồi; công tắc đảo chiều cho phòng ngủ; và cầu thang…. )

4 . ĐỊNH MỨC GIÚP DỰ TRÙ KINH PHÍ THI CÔNG

Ở mục này chúng tôi xin khái quát sơ bộ cách tính các chủng loại vật tư cần thiết. Giúp chủ nhà có thể tự dự trù sơ bộ về kinh phí cũng như giám sát thi công

Các bạn có thể đọc thêm bài : ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TRONG XÂY DỰNG

4.1 Định mức xây móng, tường, bê tông, sơn, mái

1.1 Xây móng đá chẻ 20x20x25

                                                                                            Đơn vị tính = 1 m3

STT Vật liệu Đơn vị tính Mác vữa
50 75
1 Đá chẻ 20x20x25 viên 74 74
2 Đá dăm chèn m 3 0,05 0,05
3 Xi măng PC 30 Kg 61,78 85,85
4 Cát vàng m 3 0,33 0,325
5 Nước lít 75,4 75,4

Đơn vị tính 1m3 tức thể tích được tính: dài x rộng x cao

1 m3 xây móng thì sẽ tốn :  74 viên Đá chẻ 20x20x25  ; 0,05 m3 đá dăm chèn ; 61,78kg xi măng PC30; 0,33m3 cát vàng và 75,4 lít nước

1.2. Xây tường gạch

1m2 tường trung bình 65 viên gạch ống 4 lỗ cỡ 8×18 và 1 bao xi măng xây được 15m2 tường và tô tường một mặt 10m2 hết một bao xi măng

1.3.Bê tông

Nếu đổ bê tông thủ công bằng máy trộn ta có thể dùng thùng sơn 18 lít để canh chỉnh. Với nhà dân dùng xi măng PC40 ta cần có tỉ lệ sau : PC40 và trộn với tỷ lệ 1 bao XI – 4 thùng CÁT  – 7 thùng ĐÁ (Loại thùng 18 lít).

1.4.Sơn nước

1 Kg sơn được 7m2 tường. Thùng sơn 18 lít có thể sơn 2 lớp từ 60 – 70 m2 tường. Một bao bột matit 40kg có thể trét được 30-40m2 tường.

1m2 mái ngói có thể lợp từ 9-10 viên ngói

4.2. Bảng tra trọng lượng thép

Thép phi 10 trở lên mỗi cây dài 11,7m

bảng trọng lượng thép xây dựng
gồm thép phi 10 đến phi 32. thể hiện chiều dai/cây, khối lượng/m. khối lượng/cây.

Các bạn có thể dựa theo bảng trên để tính ra khối lượng thép.

Lưu ý : Đối với thép sàn Ø 8 sẽ tốn khoảng 20 kg / m2 sàn cho hai lớp sắt.

5 .CÔNG THỨC THIẾT KẾ MÓNG, DẦM , SÀN , CỘT

  1. Tải trọng (từ đó dẫn đến nội lực và chuyển vị) là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn tiết diện của cấu kiện. Tuy nhiên có các công thức sơ bộ cho việc lựa chọn tiết diện cấu kiện được trình bày sau đây
  2. Đối với dầm: h = (1/10 ~ 1/15)*L đối với dầm chính; h = (1/15 ~ 1/20) * L đối với dầm phụ; b = (0.3 ~ 0.5)*h. Trong đó L là nhịp dầm  ⇒ h là chiều cao dầm, b là độ dày dầm
  3. Đối với cột: b*h = (1.2 ~ 1.5)*N/Rb; b = (0.25 ~ 1)*h. Trong đó N là lực dọc, Rb là cường độ chịu nén tính toán của cột. Lực dọc có thể lấy bằng = (diện chịu tải mỗi tầng) * (số tầng) * (tải trọng trên 1 mét vuông sàn). Trong đó tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1.2T/m2
  4. Đối với sàn: d = (1/40 ~ 1/50)*L1
  5. Đối với móng: Số cọc n = N / [P], trong đó N là lực dọc đã đề cập ở phần cột. [P] là sức chịu tải của mỗi cọc.

Hi vọng, bài viết trên sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn trong việc thiết kế, thi công; cũng như hoàn toàn có thể dự trù được kinh phí sơ bộ.

Các bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết.

  1. HƯỚNG TỐT XÂY NHÀ CHO CÁC TUỔI
  2. LƯU Ý KHI CHỌN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ
  3. LƯU Ý KHI CHỌN ĐƠN VỊ THI CÔNG
  4. LƯU Ý TRƯỚC KHI XÂY NHÀ
  5. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
  6. CỬA ĐI BẰNG GỖ VÀ NHÔM KÍNH

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *