Hiệu quả trong điều trị người bệnh nhẹ và vừa
Dịch bệnh bùng phát mạnh tại Bắc Giang và Bắc Ninh sau kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Cả nước lo lắng vì đây là hai tỉnh có rất nhiều khu công nghiệp.
Bắc Giang và Bắc Ninh đã không chế rất tốt dịch bệnh.
Cục quản lý dược tiết lộ trong phác đồ điều trị đã đưa vào loại thuốc có thành phần xuyên tâm liên, trong điều trị cho bệnh nhân nhẹ và vừa.
Hiệu quả rất tốt. chứng tỏ xuyên tâm liên có khả năng bất hoạt được ncovid- 19
Theo thông tin,Thai Lan cũng đưa vào phác đồ điều trị thuốc có thành phần xuyên tâm liên và đã đạt được kết quả tốt.
Đây có thể là gợi ý tốt để đưa ra phác đồ cho bệnh nhân ncovid, bên cạnh các loại thuốc khác.
Xuyên tâm liên đã được bộ đội Việt Nam sử dụng trong những năm kháng chiến, để điều trị chứng cảm cúm. Và tỏ ra rất hiệu quả.
Cục quản lý dược tiết lộ. Xuyên tâm liên đã được cấp phép sản xuất từ năm 2010 cho 1 đơn vị. Nguyên liệu tồn kho đang còn đủ khả năng sản xuất , và trong tháng 9 tháng 10 nguyên liệu sẽ dồi dào hơn.
Đây có thể là hướng đi sáng sủa trong điều trị ncovid cho người dạng nhẹ và vừa. Trong bối cảnh tiến độ tiêm chủng còn chậm, chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn về xuyên tâm liên.
Lưu ý, người dân không nên tùy tiện sử dụng xuyên tâm liên. Cấn có dự hướng dẫn của bác sĩ điều trị
Cây xuyên tâm liên là cây gì ?
Tên gọi
Cây xuyên tâm liên còn có các tên gọi như: công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ
Thân mọc thẳng đứng, cao từ 0,3-0,8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên; mềm; mọc đối; cuống ngắn; phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi có hình mác.
Hai đầu nhọn, mặt nhẵn, dài 3–12 cm, rộng 1–3 cm.
Hoa màu trắng, điểm hồng, mọc thành chùm hình chuỳ ở nách lá hay đầu cành.
Quả dài khoảng 15 mm, rộng 3,5 mm, hơi nhẵn. Hạt hình trụ, thuôn dài. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 10.
Thành phần hóa học
Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide.
Tác dụng dược lý
Những nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, nước sắc xuyên tâm liên với tỉ lệ 5/1, 2/1; có tác dụng yếu đối với các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus; Escherichia coli; Bacillus subtilis
Hàm lượng andrographolide cao khi mới thu hái; có tác dụng diệt khuẩn mạnh; càng để lâu thì hàm lượng hoạt chất giảm nhanh, tác dụng diệt khuẩn giảm.
Theo tính vị ghi trong tài liệu y học dân gian Quảng Châu thì cây này có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau.
Được dùng chữa vết thương, tẩm gạc đắp vết thương hoặc làm dịch nhỏ giọt rửa vết thương; chữa viêm họng, viêm phế quản, lị cấp (nước sắc Xuyên tâm liên cùng với bồ công anh, sài đất…).
Tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam, người ta dùng cây này làm thuốc bổ cho phụ nữ. Sau khi sinh đẻ xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc, nhọt ở hai bên cổ.