CHẤT LƯỢNG PHẦN THÔ NGÔI NHÀ.

I. CHẤT LƯỢNG PHẦN THÔ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Tiến hành xây dựng một căn nhà, đa số chủ đầu tư quan tâm đến chi phí; công năng cũng như thẩm mĩ của một ngôi nhà.

Nhưng có một vấn đền cốt lõi hay bị bỏ qua chính là chất lượng phần thô ngôi nhà  ( cốt lõi của ngôi nhà ).

Chất lượng phần thô góp phần vào tăng tuổi thọ cho chính ngôi nhà đó

Tuổi thọ công trình phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu, vật liệu cũng như quy trình thi công

Vì vậy trong bài viết này chúng tôi xin lưu ý một vài vấn đề nhỏ. Có thể giúp cho các bạn có vài gợi ý để giám sát được chất lượng của một ngôi nhà.



II. CÁCH ĐỂ KIỂM TRA THIẾT KẾ KẾT CẤU.

Chất lượng phần thô ngôi nhà bắt đầu từ chính thiết kế kết cấu ngôi nhà.

Đa số đơn vị thi công sẽ kiêm luôn việc thiết kế kết cấu của một ngôi nhà. Vậy nếu bạn không có kiến thức chuyên môn làm sao các bạn có thể kiểm tra được chất lượng kết cấu. Có các cách sau đây:


1. Đối chiếu với bản vẽ tương tự

  Mượn hồ sơ nhà tương tự đã thi công xong ở khu vực lân cận và tra thủ công về tiết diện dầm sàn, tiết diện sắt thép. Nếu chịu khó nghiên cứu chắc chắn các bạn sẽ nắm được. Thông thường các đơn vị thiết kế sẽ để tên các bản vẽ đó như sau : “MẶT BẰNG MÓNG”; “ MẶT BẰNG MÓNG ĐÁ VÀ GIẰNG MÓNG”; “ MẶT BẰNG DẦM SÀN LẦU 1, 2, 3 “ ; “ MẶT BẰNG BỐ TRÍ THÉP SÀN LẦU 1,2,3”. Các bạn cứ tìm đến các bản vẽ có tên như trên để tra nhé.Và cách kiểm tra như sau:

-Độ rộng độ sâu của móng, tiết diện dầm sàn, tiết diện sắt trụ, sắt móng, sắt dầm, sắt sàn, sắt cầu thang.

Các bạn cứ so sánh với bản vẽ tương tự để đối chiếu ( lưu ý là phải có bản vẽ tương tự ở khu vực nền đất tương tự, vì với các vùng đất có độ cứng K khác nhau kĩ sư sẽ có phương án kết cấu khác nhau )


2. Nhờ sự giúp đỡ của người có chuyên môn

Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè có chuyên môn để thẩm định bản vẽ, hoặc có thể thuê luôn một đơn vị độc lập để đánh giá bản vẽ.

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra các ví dụ giúp các bạn lưu tâm đến các vấn đề cốt yếu để giúp cho phần cốt lõi của ngôi nhà đảm bảo chất lượng.


III. KIỂM TRA THIẾT KẾ KẾT CẤU MÓNG, DẦM, SÀN

 MÓNG

CHI TIẾT MÓNG ĐƠN
CHI TIẾT MÓNG ĐƠN

GHI CHÚ 1 : -0,450 thể hiện nền hoàn thiện cách mặt đất tự nhiên 45cm

GHI CHÚ 2: -0,050 thể hiện cốt để đổ giằng móng thấp hơn cốt hoàn thiện ( cốt 0,000 ) 5 cm.Chỉ cần thêm 5cm ( bao gồm lớp vữa xi măng và gạch lát nên ) là đủ cốt hoàn thiện – tức cốt 0,000

GHI CHÚ 3: Thép vỉ móng “Ø12 a:150” – tức là thép vỉ móng phi 12 khoảng cách là 15cm



Hình 1 là tiết diện móng, thể hiện kích thước hố móng, kích thước cổ trụ, tiết diện sắt cổ trụ, tiết diện sắt vỉ móng ( với bản vẽ trên thì kích thước hố móng là 1,6m x 1,35m, sắt vỉ móng phi 12 khoảng cách các cây sắt là a:150 tức là cách nhau 15cm. Sắt cổ trụ là 4 cây phi 18 )

Hình 2 là mặt cắt ngang thể hiện code cao độ so với code 0,00 và độ sâu hố móng. Độ sâu hố móng trong hình là 1,6m so với nền đất tự nhiên.

MÓNG ĐÁ VÀ GIẰNG MÓNG
MÓNG ĐÁ VÀ GIẰNG MÓNG

Hình thứ 3 chính là mặt bằng móng đá và cấu tạo móng đá, móng gối

Thường móng đá chỉ xây bao nhằm mục đích giữ đất nền nhà chính, còn các giằng bên trong dùng một móng đá 500×500 làm gối chính giữa giằng. Kí hiệu MD/GM2  tức là Móng  đá và giằng móng số 2. Kí hiệu mg/GM1 tức là móng gói và giằng móng số 1.

  • MD/GM2 thể hiện cấu tạo móng đá và giằng GM2 như sau : Độ sâu móng đá 600cm so với đất tự nhiên, móng rộng 500 cm, tuy nhiên khi xây lên 400cm thì bóp lại còn 400cm. Giằng GM2 có kích thước 200cm x 300cm, trên 2 cây phi 18, dưới 2 cây phi 18, tức là giằng được cấu tạo chịu lực bở 4 cây sắt phi 18.
  • MG/GM1 thể hiện cấu tạo móng gối và giằng móng GM1: Độ sâu móng gối 600cm so với đất tự nhiên, móng có tiết diện 500cm x 500cm, tuy nhiên khi xây lên 400cm thì bóp lại còn 400cm x 400cm. Giằng GM1 có kích thước 200cm x 300cm, trên 2 cây phi 16, dưới 2 cây phi 16, tức là giằng được cấu tạo chịu lực bởi  4 cây sắt phi 16.

DẦM SÀN

MẶT BẰNG DẦM SÀN
MẶT BẰNG DẦM SÀN

Ví về mặt bằng dầm lầu 1 với vị trí dầm và kí hiệu dầm.

BỐ TRÍ THÉP DẦM
BỐ TRÍ THÉP DẦM

Ví dụ về một dầm có kí hiệu D1.

Độ cao của dầm được tính như sau : L/ 10 hoặc L/15 đối với dầm chính và L/15 hoặc L/20 đối với dầm phụ ( Với L là khoảng cách giữa hai đầu dầm cũng có thể hiểu là khoảng cách giữa hai đầu cột.

Ví dụ : Khoảng cách giữa hai cột là 5m tức là L=5. Lúc đó chiều cao dầm là: L/10=5/10=0.5m=50cm

L/12 =5/15=0.33 m= 33cm

Vậy trong khoảng 33 cm và 50 cm ta chọn chiều cao dầm là 35cm

Thép tăng cường gối

(trên hình được đánh dấu thanh số 3 ) : tức là thép tăng cường ở đầu dầm gần trụ, được tăng cường phía trên của dầm. Độ dài cây thép tăng cường gối được tính như sau: L/4 ( Với L là chiều dài dầm )

Ví dụ: dầm có chiều dài là L 4m ta có chiều dài thép tăng cường gối là 4m/4 = 1m ( chiều dài sắt tăng cường gối là 1m )

Thép tăng cường bụng

(trên hình được đánh dấu thanh số 4 ) : tức là thép tăng cường phần  bụng ( dưới dầm, chính giữa dầm ) được tính như sau :

Chiều dài vThép bụng= chiều dài dầm L – ( L/5 *2)

Ví dụ: dầm có chiều dài là L 4m ta có chiều dài thép tăng cường bụng như sau:

Thép bụng = 4 – (4/5 *2 ) = 2,4m


TRỤ

CHI TIẾT TRỤ
CHI TIẾT TRỤ

Ghi chú 1: +3,570 tức chiều tầng 1 là 3,57cm

Ghi chú 2: +4,420 tức chiều cao tầng 1 là 4,42 cm

Ghi chú 3: +4,420 tức chiều cao tầng 1 là 4,42cm


Hình 1 thể hiện cột C1, 10ck tức số lượng 10 cấu kiện. Đoạn 1-600 tức từ đế trụ lên 60cm sẽ bố trí thép đai Ø6 a:100 ( khoảng cách 10cm ). Đoạn 2- còn lại bố trí thép đai Ø6 a:200 ( khoảng cách 20cm ). Kích thước trụ 200 x 300

Hình 1 thể hiện cột C2, 6ck tức số lượng 6 cấu kiện. Đoạn 1-600 tức từ đế trụ lên 60cm sẽ bố trí thép đai Ø6 a:100 ( khoảng cách 10cm ). Đoạn 2- còn lại bố trí thép đai Ø6 a:200 ( khoảng cách 20cm ).Kích thước trụ 200 x 300

Hình 1 thể hiện cột C3, 3ck tức số lượng 3 cấu kiện. Đoạn 1-600 tức từ đế trụ lên 60cm sẽ bố trí thép đai Ø6 a:100 ( khoảng cách 10cm ). Đoạn 2- còn lại bố trí thép đai Ø6 a:200 ( khoảng cách 20cm ).Kích thước trụ 200 x 200


SÀN VÀ THÉP SÀN

BÓ TRÍ THÉP SÀN
BÓ TRÍ THÉP SÀN

Hai hai hình trên thể hiện kích thước và cách thức bố trí thép sàn.

Trong ví dụ điển hình trên có 3 loại thép: Thép sàn chính Ø8 a:200 ( khoảng cách 20cm ) Thép mũ Ø10 a:150 ( khoảng cách 15cm ) Để cố định thêm thép mũ cần có thép cấu tạo Ø6a:250

Lưu ý : hiện nay đa số sàn đều bỏ thép mũ để thuận lợi thi công và thao tác trên sàn, sàn sẽ cấu tạo gồm hai lớp sắt Ø8 – với lớp trên có khoảng cách 20cm và lớp dưới cũng có khoảng cách 20 cm.


IV. NHỮNG HẠNG MỤC CẦN LƯU Ý

Những hạng mục chính sau đây góp phần vào chất lượng phần thô ngôi nhà 

CẦU THANG

Các bậc cầu thang nhà dân dụng được thiết kế hoàn thiện với kích thước sau : cao 15cm ÷18 cm ; rộng 25cm ÷30cm . Bản thang rộng > 90 cm.

Số lượng bậc thang nên làm là : 17 bậc ; 21 bậc; 25 bậc ( Tính cả bậc bước lên các sàn )

  • 17 bậc thì chiều cao tầng là    2.55m ÷3.06m
  • 21 bậc thì chiều cao tầng là    3.15m ÷3.78m
  • 25 bậc thì chiều cao tầng là    3.75m ÷4.8m

ÔNG NƯỚC

Ống dày 3mm. Thoát ra cống ống Ø114. Thoát nhánh Ø42 ÷ Ø90. ống cấp Ø27 ÷ Ø42

Thương hiệu phổ biến hiện nay là ĐẠT HÒA và BÌNH MINH

( tiết diện ống ghi rõ trên từng mét ống )


DÂY DIỆN

Thương hiệu nổi tiếng là CADIVI . Dây nguồn 6.0 nhánh 3.0 – 4.0, dây đến thiết bị là 1.5

( tiết diện dây ghi rõ trên từng mét dây )


HỆ THỐNG ĐIỆN

Trong quá trình thi công trong quá trình thợ điện thi công chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu bố trí các ổ điện ( công tắc và ổ cắm) thuận tiện cho sinh hoạt.

Lưu ý: giai đoạn này rất quan trọng vì khi đến khâu hoàn thiện để thay đổi rất mất thời gian và tiền bạc. Chủ đầu tư cần trao đổi kĩ với đơn vị thiết kế để xác định chính xác vị trí đặt vật dụng từ đó bố trí hệ thống công tắc ổ cắm.


HỆ THỐNG MÁI

  • Mái lợp tôn ( tole ) : xà gồ thép hộp 5 x 10 hoặc 6 x 12 độ dày >1.8mm. Tôn dày >4.2 mm
  • Mái lợp ngói : xà gồ thép hộp  5 x 10 hoặc 6 x 12 độ dày >1.8mm. Rui thép hộp 2.5 x 5 dày 1.4mm. Mè thép hộp 2 x 2 dày 1.2mm.Lưu ý nếu dạng mái thái cần lưu ý điểm giao thủy ( điểm giao nhau giữa các mái ) dưới đáy điểm giao thủy nên là máng xối bằng tôn chất lượng cao hoặc inox chống gỉ.

CHỐNG THẤM

Chống thấm là khâu cực kì quan trọng để tăng chất lượng phần thô ngôi nhà

Cần hợp đồng rõ chủng loại chất lượng phụ gia chống thấm. Các loại chất chống thấm phổ biến là sika, kova, nhựa đường, màn khò chống thấm. Tuy nhiên, chống thấm cần đội ngũ có kinh nghiệm và am hiểu về quy trình chống thấm, nên các bạn nên chọn 1 đơn vị chống thấm chuyên nghiệp


CỬA

1/ Cửa gỗ 

  • Quy cách cửa : thiết kế cần theo thước LỖ BAN- Kích thước LỖ BAN tức là kích thước thông thủy 

TRA CỨU THƯỚC LỖ BAN

  • Chủng loại gỗ ( nhóm 1, 2 ,3 …. vvv… ) thường sử dụng là căm se, lim.. hoặc gỗ vernia
  • Tiết diện khuôn ngoại ( tiết diện khuôn ngoại phụ thuộc vào độ dày tường hoàn thiện . Ví dụ tường sau khi tô xong dày 16cm thì khuôn ngoại cần là 5cm x 16cm hoặc 6cm x 16cm)
  • Các đố cửa:  Đố số 1 ( như hình dưới) dày 3,5cm rộng 20cm

                              Đố số 2 ( như hình dưới) dày 3,5cm rộng 12 đến 15 cm

                              Đố số 3 ( như hình dưới) dày 3,5cm rộng 6cm

CẤU TẠO CÁNH CỬA GỖ

  • Pano: Pano dày 2.2 cm chạy rô tơ hai mặt ( tức chạy rãnh hai mặt ) Lưu ý : chạy rãnh cho pano cũng là cách làm tăng tính thẩm mĩ cho cửa, vì vậy cần yêu cầu đơn vị thi công cửa cho biết hình thức chạy rãnh, vì có rất nhiều mẫu rãnh tương ứng với từng lưỡi dao trong máy chạy rãnh cho gỗ.

2/ Cửa nhôm

Thị trường có rất nhiều cửa nhôm, chủng loại do chủ đầu tư lựa chọn dựa trên khả năng tài chính. Lưu ý: tiết diện nhôm và kính cường lực 8mm

Các loại cửa nhôm có đơn giá từ 1,2 triệu đế 2,4 triệu / m2 . Ngoài ra vẫn có rất nhiều loại cửa nhôm cao cấp có giá trên 4 triệu/ m2.


MÁC BÊ TÔNG

MÁC BÊ TÔNG
MÁC BÊ TÔNG

Chất lượng phần thô ngôi nhà đến từ các kết cấu bê tông sắt thép trong móng , trụ, dầm, sàn. Vì vậy mác bê tông chính xác giúp cho cường độ bê tông tốt hơn.

Đối với móng, trụ giằng cần Mác bê tông  250 đến 300

Đối với dầm sàn cần Mác bê tông 200 đến 250

Nếu dùng bê tông thương phẩm ( tức bê tông trộn trước tại trạm ) cần yêu cầu về Mác bê tông trong hợp đồng. Nếu dùng thêm phụ gia đông kết nhanh trong 7 ngày cần yêu cầu thêm R7 trong hợp đồng. Trước khi bơm cần yêu cầu bên cung cấp bê tông lấy mẫu ngẫu nhiên của các xe bơm để làm căn cứ so sánh chất lượng bê tông ( bằng cách bảo dưỡng mẫu và đem đi phòng thí nghiệm kiểm tra cường độ )

Nếu đổ bê tông thủ công bằng máy trộn ta có thể dùng thùng sơn 18 lít để canh chỉnh. Với nhà dân dùng xi măng PC40 ta cần có tỉ lệ sau : PC40 và trộn với tỷ lệ 1 bao XI – 4 thùng CÁT  – 7 thùng ĐÁ (Loại thùng 18 lít).

MÁY LẠNH

Một vấn đề cực kì quan trọng là máy lạnh. Khi bạn hoàn thiện bạn không thể đục tường ra để lắp đặt hệ thống máy lạnh, vì vậy các bạn cần làm công tác chuẩn bị từ ban đầu. Vì máy lạnh cần có hệ thống điện, vị trí đặt giàn nóng, giàn lạnh, hệ thống ống đồng, hệ thống thoát nước nên rất cần sự chuẩn bị từ ban đầu

Cách tiện lợi nhất như sau : hợp đồng với bên bán máy lạnh họ có trách nhiệm phối hợp với đội thi công để lắp đặt

V. KẾT LUẬN

TÓM TẮT

Tóm lại nếu các bạn tự kiểm tra giám sát thi công cho ngôi nhà của mình các bạn cần lưu ý:

  1. Móng ( kích thước độ sâu móng, thép móng, thép cổ trụ )
  2. giằng ( tiết diện và sắt giằng )
  3. Dầm sàn, cầu thang ( tiết diện , chủng loại thép bố trí . Số lượng cũng như kích thước bậc thang )
  4. Mái ( chủng loại, tiết diện  xà gồ ,rui, mè, tôn, hoặc ngói )
  5. Cửa ( chủng loại cửa )
  6. Chống thấm ( phụ gia chống thấm )
  7. Điện và nước ( chủng loại tiết diện dây và ống nước )
  8. Mác bê tông
  9. Hệ thống máy lạnh

Trên đây là những gợi ý giúp bạn có thể tự giám sát phần thô cho công trình của gia đình. Tuy nhiên, ngay cả khi các bạn nắm rõ quy trình chúng tôi vẫn khuyến nghị bạn nên thuê một đơn vị tư vấn giám sát công trình . Nếu có dự định chọn một đơn vị giám sát các bạn có thể đọc bài viết sau : TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ GIÁM SÁT

ĐỌC THÊM

Chúng tôi khuyến nghị đọc thêm các bài sau để sự chuẩn bị được hoàn hảo hơn.

  1. HƯỚNG TỐT XÂY NHÀ CHO CÁC TUỔI
  2. LƯU Ý KHI CHỌN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ
  3. LƯU Ý KHI CHỌN ĐƠN VỊ THI CÔNG
  4. LƯU Ý TRƯỚC KHI XÂY NHÀ
  5. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
  6. CỬA ĐI BẰNG GỖ VÀ NHÔM KÍNH

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *