Người Việt Nam đoạt giải Nobel

Người Việt Nam đoạt giải Nobel

Rất ít người biết rằng nhà ngoại giao Việt Nam Lê Đức Thọ cùng Henry Kissinger được trao giải Nobel năm 1973 . Nhờ những thành công của hiệp định Paris; chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhưng ông đã từ chối nhận vì lý do nền hòa bình chưa trở thành hiện thực do sự trở mặt của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa.

Lê Đức Thọ cùng Henry Kissinger
Lê Đức Thọ cùng Henry Kissinger

Trước khi lên đường dự hòa đàm với phái đoàn Mỹ, Hồ Chí Minh đã căn dặn: đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ; về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Và thực sự Lê Đức Thọ đã khiến Henry Kissinger hụt hơi trong cuộc đàm phán. Mỹ phải nhượng bộ kí vào hiệp định Paris.

Vài nét về Lê Đức Thọ

Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân (TP Nam Định).

Ông là anh trai của tướng quân hậu cần Đinh Đức Thiện và đại tướng Mai Chí Thọ.

Ông tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh…) và bị Pháp bắt giam hai lần (1930-1936 và 1939-1944).

Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1948, Lê Đức Thọ vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954

Chính Lê Đức Thọ trong buổi kết nạp Phạm Xuân Ẩn- Điệp viên mang bí danh X6 lừng danh thế giới, từng đưa ra lời cảnh báo rất chính xác về chính trường Việt Nam.

Ông nói rằng: khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Mỹ sẽ không để cho Việt Nam tự quyết định tương lai.

Và nhân dân Việt Nam sẽ bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ. Phạm Xuân Ẩn được chỉ thị chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ nhiệm vụ nào được giao phó.

Phạm Xuân Ẩn sau đó được cử đi Mỹ học báo chí. Với nhiệm vụ tìm hiểu tất cả mọi thứ về Mỹ từ con người, văn hóa, kinh tế, chính trị…. Nhằm chuẩn bị đối phó cho cuộc kháng chiến được dự đoán là sẽ diến ra giữa Việt Nam và Mỹ.

Bộ chính trị đã đúng, Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam , dựng lên chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Với sự viện trợ khổng lồ từ Mỹ, cuộc kháng chiến nhằm thống nhất Việt Nam càng trở nên cam go.

Phạm Xuân Ẩn trờ về nước. Ông tham gia mạng lưới tình báo H63. Với vỏ bọc là phòng viên cho  Reuters, tạp chí Time, ông đã tiếp cận nhiều tin tức quý giá và báo cáo về cho trung ương cục.

Thắng lợi trong cuộc kháng chiến thống nhất đất nước có sự đóng góp to lớn từ những báo cáo của điệp viên X6 – Phạm Xuân Ẩn

Điệp viên X6 -Phạm Xuân Ẩn

Nhà ngoại giao điềm tĩnh và khéo léo

Quay trở lại với Lê Đức Thọ – nhà ngoại giao tài ba của Việt Nam. Hãy nghe những lời Cố vấn An ninh Nhà trắng Henry Kissinger nói về Lê Đức Thọ

Ngay từ lần đầu gặp Lê Đức Thọ, Kissinger đã có nhận xét: “Ông bao giờ cũng tỏ ra rất bình tĩnh… Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo. Lê Đức Thọ tiếp tôi với sự lễ phép có khoảng cách của con người mà ưu thế hiển nhiên đến mức không thể làm khác được bằng một kiểu lễ phép gần như hạ cố”.

Thế mà sau một thời gian dài đàm phán với Lê Đức Thọ và Xuân Thủy, ông ta lại nói: “Tôi không may gặp phải các ông là đối phương, chứ nếu được lựa chọn thì chúng tôi sẽ lựa chọn một đối phương dễ tính hơn”.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *