THIẾT KẾ CHO TRƯỜNG MẦM NON-NHỮNG QUY ĐỊNH

Lượt xem: 41

Dựa theo TCVN 3907 : 2011. Chúng tôi xin nêu ra những quy định chính trong thiết kế trường mầm non.

Các bạn nên tìm đọc kĩ tiêu chuẩn TCVN 3907: 2011 để nắm rõ từng yêu cầu cụ thể

.

Vậy thiết kế cho trường mầm non cần những quy định gì? Chúng tôi xin tóm lượt một vài quy định như sau:

Quy định chung

1.1 Chỉ tiêu quy hoạch trường mầm non được xác định theo quy định tối thiểu 50 chỗ học cho 1.000 dân (50 chỗ/1000 dân) để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

1.2 Số lượng trẻ được phân chia thành nhóm trẻ – lớp mẫu giáo theo độ tuổi:

  1. a) Đối với nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ quy định như sau:

– Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

– Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

– Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

  1. b) Đối với lớp mẫu giáo có độ tuổi từ ba tuổi đến sáu tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định như sau:

– Lớp mẫu giáo 3 đến 4 tuổi: 25 trẻ;

– Lớp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi: 30 trẻ;

– Lớp mẫu giáo 5 đến 6 tuổi: 35 trẻ.

Yêu cầu về khu đất xây dựng

Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và quy ho¹ch mạng lưới trường trên địa bàn;
  2. b) Thuận tiện, an toàn về giao thông;
  3. c) Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt;
  4. d) Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
  5. e) Không gần các nguồn gây ồn thường xuyên và nguồn chất thải độc hại; f) Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới cung cấp chung.

Trường mầm non phải thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. Bán kính phục vụ cần đảm bảo các quy định sau:

– Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn: không lớn hơn 1,0 km;

– Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa: không lớn hơn 2,0 km.

Diện tích khu đất xây dựng trường mầm non gồm:

diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12 m2 /trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8 m2 /trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã.

Khu đất xây dựng trường mầm non phải có tường

Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

Trường mầm non bao gồm các khối chức năng sau :

– Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

– Khối phòng phục vụ học tập; 2) TCVN sắp được ban hành. TCVN 3907: 2011 8

– Khối phòng tổ chức ăn;

– Khối phòng hành chính quản trị;

– Sân vườn.

Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường mầm non cần đảm bảo quy định sau:

  1. a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây;
  2. b) Sân chơi có đủ nắng, tạo được môi trường không gian phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ;
  3. c) Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý.

Diện tích sử dụng đất cần đảm bảo quy định sau:

– Diện tích xây dựng công trình: không lớn hơn 40 %;

– Diện tích sân vườn, cây xanh: không nhỏ hơn 40 %;

– Diện tích giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20 %.

CHÚ THÍCH: Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện tích xây dựng công trình nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường mầm non không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Nhóm trẻ ở độ tuổi nhà trẻ nên bố trí ở tầng một. Đối với trường mầm non chuyên biệt chỉ nên xây tối đa là 2 tầng.

Quy định về chiều cao

1. Các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các phòng tổ chức ăn, các phòng hành chính quản trị : 3,30 m

 

2. Các phòng phục vụ học tập 3,60m – 3,90m

3. Phòng vệ sinh, kho 2,70m

4. Hành lang, hiên chơi, nhà cầu 2,40m

Hành lang trong trường mầm non có chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m.

Thiết kế cầu thang trong trường mầm non

  1. a) Độ dốc từ 22 0 đến 24 0 ;
  2. b) Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m;
  3. c) Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm;
  4. d) Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn);
  5. e) Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm. Lan can phải có chấn song chắc chắn. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m. Không được phép làm các thanh phân chia ngang .

Thiết kế phòng sinh hoạt chung

– Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích: từ 1,50 m2 /trẻ đến 1,80 m2 /trẻ nhưng không được nhỏ hơn 24 m2 /phòng đối với nhóm trẻ và 36 m2 /phòng đối với lớp mẫu giáo;

– Liên hệ trực tiếp với phòng nhận trẻ, phòng vệ sinh, hiên chơi;

– Đảm bảo được chiếu sáng và thông gió tự nhiên;

– Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ học tập và vui chơi của trẻ;

– Chiều cao bàn, ghế cần phù hợp với chiều cao trẻ. Khoảng cách giữa chiều cao bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 220 mm và không cao hơn 270 mm.

CHÚ THÍCH: 1) Diện tích phòng sinh hoạt chung của nhóm trẻ không được nhỏ hơn 36 m2 ; đối với lớp mẫu giáo không nhỏ hơn 54m2

Thiết kế phòng ngủ cho trường mầm non

  1. a) Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích từ 1,20 m2 /trẻ đến 1,50 m2 /trẻ nhưng không được nhỏ hơn 18 m2 /phòng đối với nhóm trẻ và 30 m2 /phòng đối với lớp mẫu giáo;
  2. b) Yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;
  3. c) Được trang bị đầy đủ đệm, chiếu, tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng.

CHÚ Ý

1) Đối với lớp mẫu giáo có thể kết hợp phòng sinh hoạt chung với phòng ngủ, nhưng cần đảm bảo tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 1,50 m2 /trẻ và diện tích phòng không nhỏ hơn 80 % tổng diện tích hai phòng gộp lại.

 2) Cần bố trí phòng xếp đệm, chiếu trực tiếp với phòng sinh hoạt chung với diện tích từ 10 m2 đến 12 m2 để thuận tiện phục vụ ngủ trưa của trẻ.

Thiết kế nhà vệ sinh cho trẻ

  1. a) Xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;
  2. b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2 /trẻ đến 0,60 m2 /trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2 /phòng;
  3. c) Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu;
  4. d) Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m;
  5. e) Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em nam và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em nữ;
  6. f) Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa;
  7. g) Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi.

CHÚ THÍCH:

 1) Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô.

2) Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt.

3) Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái.

Hiên chơi cho trẻ

  1. a) Thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng;
  2. b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,50 m2 /trẻ đến 0,70 m2 /trẻ;
  3. c) Chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m;
  4. d) Xung quanh hiên chơi cần có lan can với chiều cao không nhỏ hơn 1.000 mm. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m.

Tên thiết bị Chiều cao (m)

 Trong nhóm trẻ:

– Chậu rửa tay 0,40 m

– Bệ xí 0,20- 0,25m

– Bể dội nước, không thấp hơn 0,75m

– Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị.

 Trong lớp mẫu giáo:

– Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị.

– Có lắp đặt tay vịn ở độ cao từ 0,5 m đến 0,6 m.

– Chậu rửa tay 0,45 – Bệ xí 0,25- 0,30

– Bể dội nước 0,65 – Tiểu treo 0,30

Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Chiều cao chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật lớp mẫu giáo có độ cao từ 0,35 m đến 0,40 m.

Quy định lối đi

– Lối đi 1,20 m
– Hành lang 2,10 m
– Cửa đi  1,00m – 2,40m
– Vế thang 1,20m – 2,40m

 



Tải mẫu biệt thựcung cấp cho các bạn những mẫu biệt thự tuyệt đẹpTải ngayTải mẫu nhà cấp 4cung cấp các mẫu nhà cấp 4Tải ngayTải mẫu nhà phốCung cấp các mẫu nhà phố mới nhấtTải ngay Previous Next

Lượt xem: 41

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HTML Snippets Powered By : XYZScripts.com