NGƯỜI MẸ KẾ ĐỘC TÀI

Lượt xem: 13

Tôi vừa dắt xe ra khỏi cổng của công ty, thì bỗng giật nảy mình.

Trước mắt tôi là cậu em đang đứng ngồi chờ trên ghế đá .

.

Cũng đã khá lâu chúng tôi không gặp nhau. Cậu em bây giờ dáng một thanh niên bảnh bao. Đó là cậu em cùng cha khác mẹ, cậu ấy thua tôi 5 tuổi.

  • Em ngồi chờ chị từ sáng đến giờ.
  • À ! hôm nay công ty chị họp nên chị ra hơi trễ.
  • Đi uống với em ly nước nhé.

CẬU EM CÙNG CHA KHÁC MẸ

Tôi vừa khuấy đều ly cà phê vừa chăm chú nhìn cậu em.

Cậu mải mê trên bàn phím điện thoại. Cậu là con chung của bố tôi và người vợ sau của ông ta ; mặc dù có chung máu mủ nhưng chúng tôi không được thân thiết cho lắm.

Có thể là do cái tính ít nói và sống khép kín của cả tôi và cậu em; nên hai đứa từng ở chung nhà những giống như hai thế giới khác nhau. Đến giờ tôi vẫn không biết phải diễn tả ra sao về tính cách của cậu em mình.

Cậu ta ít nói, ham đọc sách, thành ta khuôn mặt cậu nổi bật với cặp kính dày cộm.

Cậu em không phải là tuýp người có thể mang đến sự ấm áp và tin tưởng cho người đối diện. Nhưng tuyệt nhiên là một người tốt; ít ra là đối với tôi.

Lúc tôi còn học đại học, thi thoảng cậu em ghé thăm tôi, rồi lại vội vã ra đi.

Cậu em lướt điện thoại một hồi lâu, thì dừng lại.

  • Cuộc sống chị thế nào ?
  • Ổn ! em thì sao ?
  • Em cũng ổn chị ! em được cấp học bỗng du học!
  • Oh! chúc mừng em ! – Phải thôi cậu em vốn là một đứa siêng năng học hành; và thông minh nữa.

Cậu em ngập ngừng  như có gì đó khó nói. Rồi một lúc sau cậu ta nghẹn ngào.

  • Mẹ mất rồi!

Tôi như choáng váng. Mẹ Kế của tôi đã mất rồi. Người tôi như bần thần ra, mặc dù tình cảm của tôi và bà ấy không được khăng khít cho lắm. Dù sao tôi cũng đã ở với bà từ lúc tôi mới 5 tuổi. Nghĩa tử là nghĩa tận mà.

  • Trời ơi ! Sao không ai báo cho chị ?  Mẹ mất khi nào ? Trời ơi!
  • Lúc mẹ bệnh, mẹ không cho em báo cho chị. Mẹ mất được hơn 6 tháng rồi.

Cậu em chậm rãi rút cuốn sổ cũ kĩ ra. Tôi nhận ra ngay cuốn sổ đó. Cuốn sổ mà mỗi lần Mẹ Kế đều bắt tôi ghi rõ các khoản chi tiêu mà bà ấy đã đưa cho tôi; và luôn kèm theo câu nói ” mày ghi vào sổ đi, ghi đi, ghi để nhớ mày đã nợ tao bao nhiêu.”

Tôi có thể đoán ra cậu em giờ thay mặt bà đến để đòi nợ tôi.


 

NGƯỜI MẸ KẾ ĐỘC TÀI

  • Mày ghi cho đúng vào đừng gian dối nhé ;để biết mày đã ăn hại thế nào – Mẹ Kế vừa sắp xếp đồ đạc chuẩn bị ra chợ, vừa gắt gỏng với tôi.

Tôi cố nuốt nước mắt để ghi số tiền xin bà để đóng học phí. Cứ như vậy, mỗi lần bà chu cấp gì cho tôi, bà đều bắt tôi khi lại. Xem như đấy là khoản nợ mà tôi phải trả cho bà sau này.

Mẹ tôi mất sớm khi tôi mới 3 tuổi. Đến năm tôi 5 tuổi thi bố tôi đi bước nữa; kết hôn với bà. Sau đó bà sinh cho bố tôi một đứa con trai. Bố tôi khỏi phải nói vui mừng biết nhường nào. Cả ông bà dành hết tình yêu thương cho nó.

Nhưng rồi, bố tôi lâm bệnh và qua đời khi tôi mới được 8 tuổi. Tôi bơ vơ không một người thân thích. Bà con họ hàng ở xa, và thực ra họ cũng không ưng gì bố tôi; nên tôi đúng là một thân một mình trên cõi đời. À ! Không ! tôi cũng còn cậu em mang chùng dòng máu; chỉ khác người mẹ sinh ra.

Thế là, chuỗi ngày tôi sống dưới chế độ độc tài do Mẹ Kế bày ra bắt đầu.

Tôi làm tất cả các việc trong nhà. Và bà tuyệt đối cấm ra ngoài vào đêm tối. Mỗi lần bà đi họp phụ huynh cho tôi về là y như rằng ngày đó tôi như sống trong địa ngục.

  • Con sao chổi kia! tao nuôi mày ăn học để mày làm mất mặt tao với mọi người à !- Bà chửi bới như tát nước vào mặt tôi.
  • Dì ơi ! con không theo kịp bài – Tôi đôi lúc cũng phản kháng.
  • Sao mày không đi học thêm? sao mày không nói với tao? Mày làm tao tức chết quá. Tao mà chết thì hai đứa mày ra đường mà ăn xin.

Vậy là hôm sau bà bắt tôi đi học thêm. Có thể bà không muốn mất mặt trước mọi người.

Cứ như vậy; bà đã kiểm soát tôi trong mọi vấn đề. Từ ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, các mối quan hệ bạn bè…vvv…. .

Nhưng thú thật ngoài tình thương của bố mẹ ra; tôi không thiếu thốn bất cứ thứ gì. Các khoản sinh hoạt của tôi bà đều lo đầy đủ, bà luôn mua sắm cho tôi mỗi khi tôi vào năm học mới, hay những kì nghỉ Tết. Chỉ có đều; bà bắt tôi ghi lại tất cả các khoản bà đã lo cho tôi. Bà nói rằng ghi để nhớ sau này trả nợ cho bà.

Tôi nhớ có một lần, lớp tổ chức chơi lễ. 7 giờ tối một bạn nam trong lớp chở tôi về. Bà đã chống tay đứng trước cửa. Khi cậu bạn tôi vừa dừng xe, bà tiến đến xả một tràng vào tôi và cậu bạn. Cậu bạn tôi phát sợ bỏ chạy, tôi vừa sợ vừa thấy xấu hổ với bạn.

Bà buôn bán ngoài chợ và bà sẵn sàng xù lông nhím với bất kì ai đụng đến bà. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt của bà, đối phương sẽ bị bóp nghẹt ngay từ giây phút đó. Bà không nợ bất cứ một ai, nhưng tốt nhất đừng ai nợ bà dù chỉ một cắt. Bà sẵn sàng đứng giữa chợ và sỉ nhục đối phương không thương tiếc.


Tôi cũng quen dần với cuộc sống trong căn nhà mà 3 người là ba thế giới. Tối đến tôi lo dọn dẹp rửa chén; cậu em thì cắm đầu đọc sách; bà thì ngôi lấy sổ tính toán các khoản làm ăn gì đó của bà.

Tôi thực sự được  tự do,  khi thi đậu đại học. Phải nói ngày vào ở kí túc xá của trường;  chính là ngày tôi mới được hít thở không khí của sự tự do. Tôi cố gắng vừa học, vừa làm để không còn phụ thuộc vào bà.

Năm thứ nhất  của đại học khi Tết và Hè đến tôi còn về thăm bà. Nhưng  từ dạo đó tôi đã không còn về thăm bà. Thi thoảng bà có gọi lên hỏi thăm tôi.  Khi tôi ra trường và đi làm thì càng bận rộn để có thể hỏi thăm bà.


CUỐN SỔ NỢ CỦA MẸ KẾ

Tôi nhận lấy cuốn sổ cậu em đưa cho. Tôi lật từng trang ra. Và bật cười với những dòng chữ ngày xưa tôi ghi vào đây. ”  ngày 10/9 tiền học đóng học phí 300 ngàn “; ” ngày 25 / 12 tiền mua sách vở 100 ngàn ” . Cứ như vậy những khoản nợ tôi đã ghi kín cả cuốn sổ.Tôi lật từng trang thì dừng lại ở một trang có kẹp một bức thư.

  • Đó là bức thư mẹ viết cho chị. Chị đọc đi – Cậu em lên tiếng

Tôi chậm rãi mở bức thư ra đọc

” Con gái, chắc con sẽ bất ngờ lắm khi mẹ gọi con như vậy.

Mẹ rất nhớ con, nhớ rất nhiều. Nhưng tự nhủ phải để cho con có một cuộc sống do chính con lựa chọn. Vì nhiệm vụ của mẹ đã hoàn thành.

Từ khi bố con rời xa cõi đời này. Gánh nặng hai đứa con dồn lên mẹ quá lớn. Mẹ không còn cách nào khác phải biến mình thành còn người khác. Mẹ phải độc đoán với con cái; phải dữ dằn khi đi ra ngoài xã hội; để không bị ai ức hiếp. Trên thế giới này dường như chỉ còn 3 mẹ con ta. Mẹ bắt con ghi ra những khoản chi tiêu; để con biết rằng : cuộc sống này quá khó khăn. Mẹ phải biết trước mọi thứ để đối phó.

Gánh nặng nuôi hai con quá lớn; Mẹ phải tính toán chi tiêu từng đồng; và mẹ luôn ghi nhớ lại mọi thứ. Mẹ muốn con ghi nhớ rằng: phụ nữa chúng ta phải chủ động được về tài chính.

Mẹ biết con hay mọi người sẽ không thích mẹ. Nhưng đó là cách tốt nhất để mẹ nuôi nấng và bảo vệ cho hai đứa con. Mẹ đã lo đầy đủ mọi thứ cho con. Nhưng có một thứ Mẹ sẽ không bao giờ mang lại được cho con. Đó là tình thương của một người Mẹ,

Dù sao mẹ mãn nguyện vì đã lo được cho hai con được như hôm nay. Căn nhà chúng ta sau khi Mẹ mất, mẹ đã ủy quyền cho luật sư. Hai đứa hãy bán rồi chia đều ra. Mẹ không phân biệt con gái hay con trai. Con ruột hay con ghẻ.

Con hãy ghi nhớ những lời mẹ dặn để có thể tự lo liệu được cho bản thân sau này.

Mẹ của con “

Nước mắt của tôi đã làm ướt đẫm bức thư.

Cậu em lên tiếng:

  • Em qua nước ngoài học và có thể tự lo liệu được . Căn nhà em sẽ sang tên cho chị. Chị có thể toàn quyền quyết định về nó.

Đón đọc : Sống chung với nỗi đau

Lượt xem: 13

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HTML Snippets Powered By : XYZScripts.com